Giỏ hàng

BÀN CẦU THÔNG MINH LÀ GÌ? CÓ TỪ BAO GIỜ ĐÃ CÓ BÀN CẦU THÔNG MINH

Bồn cầu thông minh (Smart Toilet ) là một thiết bị hiện đại có nhiều tính năng tích hợp như hệ thống sưởi tự động, sấy khô, vòi nước rửa vệ sinh, và đặc biệt là công nghệ có khả năng tương tác và kết nối với người dùng v.v... Đối với các thiết bị thông minh trên toàn thế giới, thì bồn cầu thông minh đang trở thành tiêu chuẩn và rất được quan tâm của con người vào nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

  • LỊCH SỬ CỦA BÀN CẦU THÔNG MINH

Từng bị coi là xa xỉ, bàn cầu thông minh đã được sử dụng trong rất nhiều năm qua. Trên thực tế, thiết bị vệ sinh thông minh đầu tiên được phát minh vào năm 1596, khi Sir John Harrington tạo ra bàn cầu xả nước với một bể chứa tích hợp. Tới thập niên 1980, bàn cầu thông minh đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản một cách nhanh chóng. Tuy nhiên cũng chủ yếu mới  là lắp bàn cầu thông minh, còn bàn cầu nguyên khối tích hợp trực tiếp trên thân bàn cầu thì những năm gần đây mới thực sự bùng nổ bởi đa dạng về mẫu mã, tính năng hơn.

Năm 2011, công ty Kohler đã phát hành Numi, được ca ngợi là bàn cầu thông minh đầu tiên trên thế giới, với mức giá rất cao $6400 (150 triệu đồng). Numi mang tính cách mạng, cho phép người dùng tự thiết lập ánh sáng xung quanh, điều chỉnh nhiệt độ nước và thậm chí nghe nhạc với radio tích hợp.

Numi được ca ngợi là toilet thông minh đầu tiên trên thế giới

Giờ đây, với sự phát triển về công nghệ vượt trội, nhu cầu của con người nâng cao, nên đã có rất nhiều công ty tham gia vào cuộc đua  phát triển toilet thông minh. Với nhiều mẫu mã khác nhau, những tính năng rất độc đáo để phục vụ như cầu của con người ngày một cao hơn. Đó cũng là sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường thiết bị vệ sinh thông minh trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta.

Bàn cầu thông minh có những Ưu và nhược điểm như thế nào?

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc lựa chọn mua bồn cầu thông minh cho gia đình mình, thì điều quan trọng trước tiên là phải hiểu những ưu và nhược điểm của thiết bị này.

  • Ưu điểm:

+ Tiết kiệm không gian: Bồn cầu thông minh thường gọn gàng hơn bồn cầu thông thường ( do không có két nước). Lắp đặt cũng đơn giản, chỉ cần 1 ổ điện chờ - còn lại lắp đặt như thông thường. Điều này giúp tiết kiệm không gian trong phòng tắm.

+ Vệ sinh: Bồn cầu thông minh thường được vận hành hoàn toàn tự động. Khi đi vệ sinh gần như không phải sử dụng chạm tay vào bàn cầu. Nó có thể tự vệ sinh làm sạch, tự động xả nước, tự động đóng lắp khi vệ sinh xong.

+ Tuyệt vời cho người già, trẻ em hoặc người khuyết tật

+Tiết kiệm nước hơn: Bồn cầu thông minh xả nước bằng cách sử dụng đúng lượng nước mỗi lần. Điều này làm giảm đáng kể lượng nước sử dụng cho mỗi lần xả.

 

  • Nhược điểm

+ Chi phí: Bồn cầu thông minh đắt hơn bàn cầu thông thường. Trên thực tế, giá của hầu hết các model lên tới hàng ngàn đô la, trong khi bồn cầu tiêu chuẩn, trung bình, có giá chỉ từ $350 (khoảng 8 triệu đồng).

+ Sử dụng điện: Bàn cầu sử dụng điện để thực hiện các chức năng của nó, nên  cũng sẽ tiêu thụ nhiều điện hơn.

+ Sửa chữa: Giống như bất kỳ phần công nghệ nào, một bồn cầu thông minh sẽ yêu cầu sửa chữa và bảo trì cụ thể khi cần thiết. Loại bảo trì này có thể tốn kém và không có sẵn trong khu vực bạn sống.

+ Tính dễ sử dụng: Sử dụng bồn cầu thông minh có thể mất thời gian để tìm hiểu, tùy thuộc vào số lượng tính năng bạn lựa chọn hoặc do cách bạn chọn khi sử dụng

Danh mục tin tức

THIẾT BỊ VỆ SINH TAKUMIZIMA

Facebook Facebook Youtube Zalo Top